Khô dịch khớp là gì?
Tại sao “Khô dịch khớp” sẽ gây nên bệnh khớp
Để vận động thoải mái và dễ dàng, ở đầu mỗi khớp xương luôn được bảo vệ vững chắc bởi một lớp sụn và luôn được cung cấp đủ dịch nhầy giúp bôi trơn khớp và chống sốc. Nhờ cơ chế này mà việc thay đổi tư thế hoặc quá trình vận động của con người mới có thể nhịp nhàng, linh hoạt.
Ví dụ, khi chúng ta đi chậm, dịch khớp sẽ tiết ra từ từ, có tác dụng bôi trơn. Nhưng khi chúng ta đi nhanh dịch khớp ngoài tác dụng bôi trơn còn có tác dụng chống sốc, làm giảm áp lực lên sụn khớp, giúp duy trì tuổi thọ sụn khớp.
Tuy nhiên, khi “khớp bị khô”, chúng ta sẽ dễ dàng bắt gặp hiện tượng các khớp khi vận động phát ra tiếng “lạo xạo” hay “lục cục”. Đôi khi, chúng chỉ biểu hiện đơn độc, nhưng cũng có thể kèm theo các chứng sưng, nóng, đau, đỏ, thậm chí còn làm hạn chế vận động.
Do đó, để hạn chế bệnh khớp, điều cần làm không phải là chỉ tập trung điều trị triệu chứng bằng cách “làm giảm đau” hay “chống viêm” mà quan trọng nhất là phải làm sao để “tăng cường dịch nhờn bôi trơn ổ khớp – dịch khớp”.
Ngăn chặn “khô dịch khớp” bằng cách nào?
Bàn về “Khô dịch khớp”, theo các bác sĩ chuyên ngành cơ xương khớp, có 2 nguyên nhân chính:
- Do cơ thể không có đủ nguyên liệu để sản sinh ra dịch khớp;
- Các dưỡng chất đã có trong cơ thể nhưng bị ứ trệ tại chỗ, không được vận chuyển đến đúng vị trị khớp cần bôi trơn.
Thế nhưng, phần lớn các sản phẩm hướng đến điều trị bệnh khớp trên thị trường mới chỉ tập trung vào việc cung cấp nguyên liệu sản sinh ra dịch khớp là Collegen Typ II mà lại chưa giải quyết được bản chất dẫn đến “khô dịch khớp” là phải đảm bảo “Thông kinh hoạt lạc” (loại bỏ tắc nghẽn để “diệt” sưng, đau.)
- Vì vậy, để tăng cường dịch khớp, cần có một phương pháp giải quyết triệt để cả 2 vấn đề: Một là: cung cấp nguyên liệu sản sinh dịch khớp;
- Hai là: Dịch khớp đó phải được vận chuyển đầy đủ đến nơi cần cung cấp.