Tâm trạng của bệnh nhân bệnh sa sinh dục
Sa sinh dục ở phụ nữ là một căn bệnh mà bệnh nhân rất ngại phải chia sẽ với những người chung quanh. Hầu hết các bệnh nhân chỉ tìm đến bác sĩ khi họ không còn chịu đựng được nữa.
Bệnh nhân H.T.A ,72 tuổi ở Xã Thanh Bình, Huyện Vũng Liêm, Tỉnh Vĩnh Long là một trong nhiều bệnh nhân đến BVĐK Minh Tâm để khám và điều trị sa sinh dục, sa thành trước thành sau âm đạo. Bệnh nhân chia sẽ “Tôi có 11 người con và tôi đều sanh thường. Tôi mắc phải căn bệnh này đã nhiều năm nay nhưng lúc đầu kích thước khối sa nhỏ, sa không thường xuyên, xuất hiện khi tôi lao động hoặc đi lại nhiều, nằm nghỉ thì khối sa tụt vào trong âm đạo hoặc tự đẩy lên được. Thấy bệnh cũng không nghiêm trọng, một phần do ngại chia sẽ với những người chung quanh nên cứ để vậy không đi điều trị. Càng về sau khối sa càng to, sa thường xuyên, không đẩy lên kèm theo có tức nặng bụng dưới, cảm giác vướng víu khó chịu vùng âm hộ – tầng sinh môn, tiểu khó, đôi khi chảy máu. Thấy bệnh nghiêm trọng hơn nên tôi đã tìm đến bác sĩ để thăm khám và được chỉ định phải mổ. Khi nghe bác sĩ nói mình phải mổ tôi thấy sợ và lo lắng vì tuổi đã cao, các con ở xa nếu đến TPHCM điều trị thì điều kiện chăm sóc lại khó khăn”
Ngày 17/5/2016 bệnh nhân Huỳnh Thị A đến BVĐK Minh Tâm và được bác sĩ CKII Lê Văn Hưởng kiểm tra. Bác sĩ kết luận bệnh nhân bị Sa sinh dục độ III – tử cung sa hẳn ra ngoài âm hộ kèm theo sa bang quang – cần phải phẫu thuật.
Người nhà của bệnh nhân có bày tỏ “ Khi biết bà phải phẫu thuật thì tôi cũng tìm hiểu nhiều bệnh viện về bệnh tình của bà qua các trang mạng xã hội, các trang web của các bệnh viện khác nhau trong đó có trang website của BVĐK Minh Tâm…Tôi đã tìm đến tận bệnh viện để được tư vấn về bệnh của bà, chi phí phẫu thuật và điều kiện nghĩ dưỡng sau phẫu thuật ở bệnh viện. Ngoài ra tôi cũng đã tìm hiểu các ca phẫu thuật trước giống như bệnh của bà được diễn ra tại BVĐK Minh Tâm và tôi đã quyết định đưa bà đến BVĐK Minh Tâm để điều trị”
Ca phẫu thuật do BS.CKII- Lê Văn Hưởng trực tiếp thực hiện.Vết thương đã hồi phục tối và bệnh nhân đã xuất viện sau 5 ngày điều trị.
Vết thương sau phẫu thuật 5 ngày
Bác sĩ Lê Văn Hưởng chia sẽ bệnh sa sinh dục là một bệnh không nguy hiểm đến tính mạng người phụ nữ, nhưng là một bệnh ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, công tác, lao động, tâm lý của người phụ nữ, cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Sau đây là một số lời khuyên của bác sĩ để phòng tránh bệnh sa sinh dục:
- Thực hiện kế hoạch hoá gia đình bằng các không đẻ sớm trước 22 tuổi, không đẻ dày (đẻ nên cách xa 3 -5 năm). Không đẻ nhiều, mỗi phụ nữ chỉ nên đẻ 1 – 2 con.
- Khi sinh đẻ, phải được đỡ đẻ ở những nơi an toàn và đỡ đẻ đúng kĩ thuật
- Không nên kéo dài cuộc chuyển dạ.
- Không nên để sản phụ rặn đẻ lâu quá
- Tránh các sang chấn như rách âm đạo, tầng sinh môn khi làm các thủ thuật.
- Khi tầng sinh môn hoặc âm đạo bị rách dù không chảy máu hay chỉ bị rách nhỏ cũng phải khâu lại cần thận
- Chống táo bón và nhất là lao động nặng sớm sau đẻ.